Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Giá trị cuộc sống

Đến đây tôi xin kể cho bạn một câu chuyện có thật mà nó đã được trích dẫn trong nhiều cuốn sách khác nhau. Câu chuyện kể về một tờ 20 đô la.
Có một nhà diễn thuyết lừng danh, hôm nọ, trong một lần đang diễn thuyết với khán giả của mình ông đưa tay vào túi lấy ra một tờ 20 đô la rất mới. Mọi người đều nghĩ rằng chắt đó làm một món quà mà ai đó đã tặng cho ông. Ông giơ cao tờ tiền và hỏi mọi người rằng ai muốn có tờ này. Có rất nhiều cánh tay giơ lên và đồng thanh hô “tôi”. Tiếp đến, nhà diễn thuyết đưa tờ tiền lên đôi bàn tay và vò thật mạnh làm nó trở nên nhàu đi rất nhiều. Sau động tác ấy, ông lại giơ cao lên lần nữa và cũng hỏi mọi người ai muốn có tờ tiền này. Lúc này có ít hơn những cánh tay giơ lên và cũng ít hơn cả về từ “tôi” mà họ đồng thanh đáp. Chưa dừng lại ở đó, nhà diễn thuyết tiếp tục đưa tờ tiền xuống dưới chân mình và dùng chân giẫm lên nó nhiều lần làm cho tờ tiền trở nên cũ kỹ, bẩn thiểu đi rất nhiều. Xong rồi ông lại đưa lên tay và lại giơ lên hỏi lần nữa. Lúc này có ít hơn nữa thậm chí chỉ còn lại vài người và vài cái “tôi” yếu ớt. Bấy giờ nhà diễn thuyết mới hỏi rằng trên tay tôi là tờ tiền có giá trị bao nhiêu? Tất cả mọi người đều đồng thanh đáp 20 đô la. Ông hỏi tiếp vậy sao giờ ít người muốn có nó hơn lúc đầu? Mọi người đều không thể đưa ra lý do. Ông hiểu điều đó và ông nói với mọi người rằng: Thực ra trong cuộc sống nhiều khi chúng ta không nhìn thấy giá trị đích thực của nó mà chỉ nhìn thấy sự hào nhoáng, vẻ bề ngoài của nó thì đã vội kết luận. Tờ tiền này trước sau vẫn có giá trị 20 đô la vậy thì dù cuộc sống có đưa ta đến đâu thì giá trị của bản thân ta vẫn vậy. Dẫu chúng ta có dơ bẫn hay sạch đẹp thì giá trị nhân cách cũng có thế. Trong bất kỳ tình huống nào, dù vấp ngã hay thất bại thì chúng ta vẫn là chúng ta. Bạn vẫn là bạn và tôi vẫn là tôi đúng không? Chúng ta không căn cứ vào vẻ bề ngoài để đánh giá giá trị một đồ vật hay một con người.
Để đánh giá một cách chính xác bạn cần tìm hiểu các thông tin sau: một là hoàn cảnh xuất thân. Hai là quan hệ với bạn bè. Đến đây bạn cần nhớ câu này: “tôi sẽ cho bạn biết bạn là người thế nào nếu bạn cho tôi biết về những người bạn của bạn”. Hãy đánh giá thông qua các mối quan hệ trong xã hội, qua công việc và nhất là những tình huống bất ngờ, nan giải. Chỉ trong những hoàn cảnh như vậy người ta mới bộc lộ hết tính cách của mình cũng như tất cả những năng lực để bạn vượt qua chặn đó. Tuy nhiên cuộc sống cũng dạy ta khá nhiều điều chẳng hạn như việc muốn bắt được cọp con phải đi vào hang cọp. Nghĩa là bạn muốn biết một người khác suy nghĩ như thế nào trong hoàn cảnh đó thì tốt nhất là bạn nên đặt mình trong hoàn cảnh đó để suy xét. Ví dụ như bạn muốn biết cảm giác của một người công nhân như thế nào thì bạn nên bắt đầu từ vị trí và vai trò của một người công nhân bình thường nhất. Khi đó bạn sẽ hiểu được cảm giác, công việc cũng như những khó khăn mà họ trãi qua để rồi từ đó bạn sẽ biết làm thế nào để những người công nhân hài lòng. Nhân đây tôi cũng xin nhắc đến một vấn đề mà khi các bạn đã trưởng thành và thành công trong công việc hay mắc phải. Đó là cách đối xử của bạn với những người cấp trên, cấp dưới và cả với những người đồng nghiệp. Để thành đạt trong vai trò một người quản lý bạn cần biết được công việc và vai trò của từng bộ phận, từng con người trong tổ chức của bạn. Biết được điều đó nó không chỉ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về công việc mà nó còn giúp bạn biết được vai trò của từng người trong hệ thống nhân sự của mình. Điều này hoàn toàn đồng nghĩa với việc nếu bạn muốn người khác làm việc đó thì bản thân bạn hãy làm nó trước đi đã. Hãy đánh thức ý thức tự giác vốn có trong mỗi con người để họ luôn làm việc như một điều tất yếu. Và bạn luôn là người tiên phong.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét