Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Dư luận xã hội

Đọc những dòng chữ này có thể bạn cho tôi là một người quá tham lam khi đã cố gắng đưa hết và nhiều hơn cả những vấn đề trong cuộc sống này gói vào hơn 100 trang giấy. Nhưng thực tế tôi chủ động đưa vào đây chỉ mong bạn nhìn nhận nó như một trang sách mà tôi đã đọc qua. Trong đó có không ít những vấn đề được nhìn nhận mang màu sắc cá nhân. Tôi mong rằng bạn không vay mượn ý tưởng của người khác bởi vì nó là của họ nên họ hiểu nó rõ hơn bạn. Cũng giống như hôm nay khi bạn đọc những dòng chữ này có thể bạn cho rằng nó ý nghĩa, nó thú vị và cũng có thể là quá tầm thường, quá lý thuyết. Nhưng đó là suy nghĩ của tôi, tôi hiểu nó, tôi mong muốn hiện thực nó và tôi đang thực hiện điều đó. Hy vọng bạn sẽ hiểu và làm được chi ít là bằng tôi. Tại sao vậy? Bất kỳ một người nào khi họ nghĩ ra 1 ý tưởng, họ theo đuổi nó, nó hiện hữu trong đầu họ hằng ngày và đó là lý do họ hiểu nó hơn bạn. Nếu bạn muốn theo đuổi ý tưởng đó, tôi khuyên bạn bỏ thêm thời gian, lấy ý tưởng đó làm nền tảng để đưa ra một ý tưởng khác cho chính mình, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân mình hơn. Nhân đây tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện về một người hoạ sỹ được xem là bậc thầy trong nghệ thuật. Ông đã trãi qua cuộc đời với đầy đủ thăng trầm. Khi đã quá cái tuổi thất tuần ông mong muốn tìm được một người học trò để tiếp tục theo đuổi sự nghiệp hội hoạ. Trong số những người theo ông để học nghề ông có một người tỏ ra trưởng thành hơn cả. Một hôm ông bảo cậu học trò này vẻ một bức tranh theo một chủ đề từ chọn. Sau 3 ngày nổ lực cố gắng để hoàn thiện bức vẻ. Cậu học trò tỏ ra rất hài lòng về bức hoạ của mình. Cậu mừng rỡ mang bức hoạ đó đến để người hoạ sĩ kia đánh giá. Xem xong bức hoạ, người hoạ sĩ cất lời: con hãy mang bức hoạ này cùng với bút mực đem treo ngoài ngã ba đường và đề bên dưới dòng chữ “đây là bức hoạ đầu tay, mong mọi người chỉ ra những lỗi hỏng giúp”.
Nghe lời thầy, cậu hoạ sĩ làm theo. Hôm sau cậu ghé qua nơi đặt bức hoạ, cậu rất sửng sốt khi thấy trên bức hoạ của mình có quá nhiều thậm chí là còn chi chít những vết khoan tròn, những chỗ lỗi. Cậu trở về nhà với vẻ mặt buồn rầu và thất vọng tràn trề. Nhưng người hoạ sĩ vẫn điềm nhiên bảo cậu học trò vẻ lại một bức hoạ khác giống như bức vừa rồi. Mặt dù rất buồn chán nhưng cậu vẫn cố gắng để vẻ lại giống hệt bức trước. Sau khi hoàn thành công việc, cậu mang đến bên người hoạ sĩ và hỏi ông sẽ làm gì với nó. Lần này người hoạ sĩ bảo rằng con hãy mang bức hoạ ra đặt nơi bức hoạ trước và đặt đầy đủ bút màu cùng dòng chữ “đây là bức hoạ đầu tay, mong mọi người chỉnh sửa giúp”.
Nghe lời thầy, cậu làm theo và đặt theo yêu cầu của thầy. Hôm sau cậu đến nơi đặt bức hoạ, cậu rất ngạc nhiên khi bức hoạ vẫn vậy mà không hề có bất kỳ chỗ chỉnh sửa nào. Bối rối không hiểu được lý do, cậu học trò chạy ngay đến lại toàn bộ cho người thầy. Nghe xong người hoạ sĩ mỉm cười một cách rất hạnh phúc. Ông nói đây là bài học cuối cùng ta muốn dạy con. Trong cuộc đời này mọi người rất dễ tìm ra khuyết điểm trong cách nghĩ, cách làm của người khác. Nhưng bảo họ sửa thì không thể nào họ làm được. Mỗi người có một hoàn cảnh, có một số phận. Khi ta chưa đặt vào vị trí của họ thì đừng vội đưa ra nhận xét gì. Hãy lắng nghe để thấu hiểu và sống một cuộc đời bằng chính khả năng của mình. Nếu hôm trước cậu hoạ sĩ trẻ vì quá nghe theo những phán xét của xã hội thì chắt cậu đã không thể tiếp tục theo nghề hoạ sĩ được nữa. Người hoạ sĩ đã dạy cho chúng ta biết được cách nhìn về một vật, một việc và cả một người. Ông cũng cho chúng ta biết về cách mà xã hội dành cho ta nhất là những người trẻ tuổi, những người mới chập chững bước vào nghề. Và bạn biết không, nếu một lúc nào đó bạn cảm thấy khủng khiếp khi là nạn nhân của những lời phê phán, oán trách và cả là nạn nhân của những trò đùa vô bổ, những cái gọi là nhỏ mọn của người khác thì bạn hãy nhớ rằng thế vẫn là chưa gì đâu vì tồi tệ hơn khi bạn chính là những người đó. Khi bạn không có cảm tình tốt với một ai đó thì bạn cần tìm ra ưu điểm của người đó để nhìn nhận. Bản thân chúng ta thường dễ nhìn thấy cái sai, cái chưa tốt của người khác mà bỏ qua mất cái điểm đúng, điểm tốt ở họ. Để nhìn thấy được cái đúng trong cái sai, cái ưu điểm trong cái nhược điểm bạn cần phải là người vừa có lòng bao dung vừa có trí tuệ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét