Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012





Cập nhật hình ảnh ngày 1/11/2012

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Gia trang Thiên Lý kính chào quý khách


Đây là sơ đồ về gia trang, rất mong được các bác gần xa ghé thăm.

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Rắn ráo trâu

Đây là con vật rất mới với tôi. Hiện tại tôi vừa học vừa tập làm quen với nó. Chỉ có vài bức ảnh về chuồng trại và trứng để cùng chia sẻ. Hiện chỉ mới có được 20 em so với kế hoạch 100 em thì còn xa nhiều quá!!!

Tắc kè - điều kỳ diệu mà thiên nhiên ban tặng

NHỮNG BÀI THUỐC CỦA TẮC KÈ: Bài 1: Tắc kè 50g, bá kích thiên 100g, hà thủ ô đỏ 100g, hoàng tinh 100g, đương quy 100g, đại hồi 10g, bạch truật 100g, đường phèn 100g. Đem tắc kè ngâm riêng với đại hồi và đương quy cùng 700 ml rượu 40o. Số còn lại ngâm với 1 lít rượu 40o. Mười ngày sau đem hai thứ ngâm chung vào một thẩu rượu. Đậy thật kín đem chôn dưới hàng hiên nhà có nước giọt chảy xuống để lấy thủy khí. Ngâm 3 tháng là dùng được. Tác dụng: Chữa suy nhược cơ thể, bổ thận, tráng dương. Uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 15-20 ml, trước bữa ăn hàng ngày. Bài 2: Tắc kè 40g, huyết giác 30g, trần bì 15g, đại hồi 10g, đương quy 50g, bạch truật 50g, đường phèn 50g, bán hạ 30g. Cách làm và liều dùng giống như bài 1. Tác dụng: Chữa ho mãn tính, nhiều đờm, đờm dính khó khạc. Người già đau lưng, chân tay nhức mỏi, khí huyết kém lưu thông. Bài 3: Lấy 3-4 con tắc kè đã sấy khô nhúng vào nước sôi, cạo sạch vảy trên lưng, chặt bỏ bốn bàn chân, chặt bỏ đầu đoạn từ mắt, đến miệng, chặt tắc kè thành từng miếng nhỏ, tẩm nước gừng rồi đem sao vàng. Ngâm vào 1 lít rượu 40o. Cho thêm vào rượu 5g đại hồi và 5g vỏ quýt cho thơm.Thời gian ngâm khoảng 3 tháng sau dùng là được. Tác dụng: Hành khí, chống nê trệ. * Trong các bài thuốc nam, tắc kè được ngâm rượu hoặc sấy khô tán nhỏ thành bột để uống. Tắc kè nướng bổ dưỡng, hương vị thơm ngọt khoái khẩu CÁCH CHẾ BIẾN CÁC MÓN ĂN: Theo kinh nghiệm dân gian, thịt tắc kè có thể trị suy dinh dưỡng và giúp cho người bệnh lâu ngày mau phục hồi sức khỏe. Ngày nay không ít người còn lưu giữ nhiều bài thuốc dân gian, trong đó con tắc kè được coi là một trong những món ăn bổ dưỡng nhất. Bổ dưỡng tắc kè nướng: Muốn có món tắc kè nướng đúng cách, trước hết ta phải chọn những con thật to (khoảng 150gr trở lên), đem cắt đầu, mổ bỏ ruột, chặt bỏ 4 chân, rửa sạch bằng rượu thay vì nước để thịt không bị tanh. Tốt nhất là nướng tắc kè trên bếp than hồng. Kinh nghiệm dân gian cho biết đuôi tắc kè là phần quan trọng nhất, bổ dưỡng nhất nên khi nướng phải chú ý đừng cho cháy khét, nếu không sẽ mất hết tác dụng. Khi vừa chín vàng, thịt tắc kè sẽ bốc lên một mùi thơm lựng, hấp dẫn. Trước khi ăn ta dùng một thanh tre mỏng cạo sạch lớp vảy bị cháy khét, sau đó dùng tay gỡ từng thớ thịt chấm với muối tiêu chanh hoặc xì dầu. Xì xụp cháo tắc kè: Món khoái khẩu thứ hai là cháo tắc kè. Cháo nấu chung với nấm, củ hành. Tắc kè sau khi lột da, làm sạch, cắt bỏ đầu từ mắt trở lên rồi đem bằm cho thật nhuyễn, xong ướp với tiêu, tỏi, hành, nước mắm. Sau đó bắc chảo lên xào cho đến lúc chín vàng, bốc thơm là được. Khi ăn múc cháo nóng ra tô rồi cho thịt tắc kè vừa xào chín vào vừa thổi vừa ăn, húp tới đâu ngon ngọt tới đó. Nộm tắc kè: Tắc kè xé phay trộn với bắp chuối rau răm thì khỏi phải nói, thịt vừa thơm ngon như thịt ếch, lại vừa dai vừa mềm như thịt gà, ăn miễn chê. SAU ĐÂY CHÚNG TÔI XIN GIỚI THIỆU MỘT VÀI LOẠI RƯỢU NGÂM RẤT BỔ DƯỠNG CÁC BẠN CÓ THỂ TỰ LÀM ĐƯỢC: RƯỢU TẮC KÈ: Theo sách cổ thì tắc kè là vị thuốc quí tương đương với nhân sâm. Thường được dùng trong những trường hợp bất lực ở đàn ông. Khi dùng phải dùng 1 đôi (một đực một cái mới công hiệu). Ngoài ra tắc kè còn là vị thuốc bổ phế, dùng để chữa các chứng ho lâu ngày không hết. Phương thuốc: Tắc Kè (1 đực, 1 cái) 50g, đảng sâm 80g, huyết giác 10g, trần bì 10g, tiểu hồi 10g, đường cát 40g, rượu nếp 400 2 lít. Cách bào chế: Dùng tươi: Chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ 4 bàn chân, lột da, mổ bụng, bỏ nội tạng, nướng thật vàng thơm, nhớ giữ còn đuôi. Dùng khô: Mổ bụng, bỏ hết phủ tạng, lau sạch bằng giấy bản tẩm rượu. Đem phơi hay sấy khô. Khi dùng nhúng vào nước sôi, cạo sạch lớp vảy ở lưng, chặt bỏ đầu từ dưới 2 mắt trở lên và 4 bàn chân. Tẩm rượu (hoặc mật ong) nướng cho vàng đều. Ngâm 2 con trong 1 lít rượu gạo 40 độ, cho các vị thuốc đã nói ở trên vào,chôn dưới đất 100 ngày (bách nhật) để cân bằng âm dương rồi mới đào lên. Sau đó lọc bỏ bã, cho vào chai thủy tinh, đậy nút kín Cách dùng:Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (30ml). Ngày 3 lần trước bữa ăn. Công dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương. Chủ trị: Thận dương suy kém, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, hen suyễn (thể hư hàn).

Một số loại cây khác

Đậu rồng là một cây có khả năng khắc phục nhược điểm không cho bông vào mùa đông của thiên lý. Giá trị kinh tế mà đậu rồng mang lại cũng không kém cây thiên lý tý nào. Cây đậu rồng, tên khoa học là Psophocarpus tetragonolobus, còn có các tên khác như đậu khế, đậu vuông, đậu xương rồng… (vì quả có 4 khía giống quả khế hoặc thân cây xương rồng). Đậu rồng thuộc họ đậu (Fabaceae), dạng cây thân leo sống được nhiều năm. Thường thu hái quả non, lá non và nụ hoa để làm rau, ăn rất ngon và bổ. Kết quả phân tích của các nhà dinh dưỡng thì trong hạt đậu rồng có chứa tới 30-37% protit, 28-31% gluxit; trong quả non có từ 1,9-2,9% protit, 3,1-3,9% gluxit. Hạt màu nâu, hình trái xoan hoặc dẹt 2 đầu có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là người già và trẻ em như các axit amin (Lysin, Menthionin, Cystin), canxi… do đó có thể sử dụng hạt đậu rồng làm nguyên liệu chế biến bột dinh dưỡng cho người già, thay thế sữa mẹ để điều trị bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em. Ngoài ra có thể tận dụng lá đậu rồng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm rất tốt vì giàu đạm và chất dinh dưỡng. Đậu rồng là cây có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng, ưa ánh sáng, không kén đất, sinh trưởng mạnh nhờ bộ rễ có nhiều nốt sần có thể tổng hợp được nhiều đạm từ khí trời nên có thể trồng được nhiều nơi ở nước ta. Tuy nhiên, đậu rồng ưa đất tốt, giàu mùn, ưa các loại đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, điều kiện tưới tiêu tốt, nhiệt độ từ 18-300C sẽ cho năng suất cao nhất, chất lượng tốt nhất. Cây đậu rồng có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiều nơi các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc bộ. Cây đậu rồng dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh hại nên hầu như không cần phun thuốc, chi phí đầu tư thấp mà lợi nhuận lại cao. Nếu trồng với diện tích lớn, lên luống rộng 1,2m, trên luống trồng 2 hàng cách nhau 50cm, cây cách nhau 40cm. Thời vụ gieo hạt tốt nhất là vụ xuân (tháng 2, tháng 3) và vụ thu (tháng 8, tháng 9). Đất làm kỹ, bón lót nhiều phân chuồng hoai mục và một ít phân lân supe. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước ấm (48-520C) và ủ kín cho nứt nanh rồi đem gieo mỗi hốc 2 hạt. Chỉ khoảng 1 tuần đến 10 ngày là cây bắt đầu leo giàn. Giàn ở sân cao 2-2,5m, được làm bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như tre, gỗ, nứa và dây thép căng thành hình ô vuông mỗi chiều 30-40cm cho cây bò sẽ cho nhiều quả. Nếu trồng ngoài đồng thì bắc giàn hình chữ nhân hoặc hình chữ A cao 2m như giàn đậu cô ve, giàn đậu đũa… Thường xuyên pha nước phân chuồng đã ủ hoai mục cộng thêm 5% đạm urê để tưới gốc, nhất là sau mỗi đợt thu quả. Sau mỗi đợt thu quả lại tiếp tục bón phân, tưới nước, vun xới cho bền gốc, cây sẽ ra nhiều hoa, đậu nhiều quả và kéo dài thời gian thu hoạch hầu như quanh năm. Thu hái khi quả đã đầy cạnh, màu xanh sáng, Đậu rồng xào với thịt bò, thịt heo vừa bổ vừa ngon. Chọn quả già, to, đều gần gốc để lấy hạt phơi khô, cất giữ trong lọ kín có trộn tro bếp khô để làm giống cho vụ sau. Đây là hình ảnh về 250 gốc mai phôi. Kế hoạch 2 tháng tới sẽ tiến hành ghép toàn bộ với mai cúc để đem trồng đại trà. Dự kiến sẽ cho thu hoạch vào tết năm 2014
Hình ảnh nữa là những cây cà tím (cà dái dê), thu đủ được trồng để ăn cho vui!!!

Hoa thiên lý




Đây là loài cây tôi rất thích, có lẽ vì mùi hương dìu dịu của nó hay vì vị ngọt nhẹ nhàng trong các món ăn có mặt nó. Tôi đã trồng được 150 gốc nhưng mấy con gà "thu hoạch" hết 100 gốc, hiện còn khoảng 50 gốc, cây phát triển khá tốt, những bông hoa đầu tiên cũng đã cho thu hoạch. Hiện tại tôi đang nhân giống ra diện rộng nhằm mục đích cung cấp giống và trồng kín khu vườn.
Thiên lý là cây ưa ẩm, ưa sáng, sinh sản vô tính và hữu tính. Nhiệt độ tối thiểu là 20 – 35oC; chịu rét kém, nhiệt độ không khí dưới 10oC cây sẽ không phát triển. Thiên lý là cây thích vươn lên cao theo chiều thẳng đứng, thích nơi nhiều nắng, gió. Thời vụ trồng: Có thể ươm trồng quanh năm nhưng tốt nhất là ươm cây vào tiết Đông chí (đúng lúc cắt tỉa dây nhỏ, diệt khuẩn cho cây được 2 năm trở lên). Giống và cách ươm cây: Chọn dây Thiên lý già, (da màu xám có vân nhăn nheo) không có bệnh, đường kính tối thiểu 6 – 7mm, nếu được 10mm là tốt nhất. Có thể cắt đoạn ngắn (hom) dài khoảng 30cm để ươm bầu hoặc cắt đoạn dài 80 – 100cm để khoanh tròn ươm trong chậu hoặc trồng ngay lên hố đã chuẩn bị sẵn. Sau khi cắt cần chấm tro (hoặc tàn hương) để chống chảy nhựa, mất nước và sát khuẩn rồi mới ươm trồng; để đầu thò lên mặt đất 10cm. Tưới đủ ẩm, chống rét cho cây qua 2 tiết: Tiểu hàn và Đại hàn. Che đậy để tránh người và súc vật va chạm vào. Cắm que cho cây leo, chỉ để 2 mầm thành dây leo lên giàn. Trồng ngoài đồng, bãi Chọn đất pha cát, nơi dễ tưới, tiêu nước. Xung quanh không có cây to, núi cao che khuất. Lên luống cao 40cm, mặt rộng 40cm. Cách 3 mét bổ 1 hốc 20 x 30cm; cho phân chuồng hoai mục lót dưới. Khi cây ươm đã leo cao khoảng 50 - 60cm đem ra trồng. Mỗi gốc Thiên lý cần có diện tích giàn khoảng 10 - 12m2 (giàn hơi nghiêng kiểu nhà 2 mái, trục nóc Bắc Nam). Trồng trong gia đình - Nơi hiếm đất, nhà ở đô thị, tối thiểu phải xây bồn cao 30cm, trong lòng rộng 30cm, dài 100cm. Đào sâu xuống đất 50cm, bốc đất lên, xếp xuống đáy 1 lớp vỏ Dừa (đã lấy nước uống), cứ 1 lớp xơ Dừa lấp 1 lớp đất 10cm (để dễ thoát nước và tạo phân bón cây sau này) rồi trồng bầu Thiên lý đã phát triển thành cây (dây Thiên lý dài 50cm), lấp đất kín bầu (vừa bằng mặt đất, cách thành bồn 30cm). - Trường hợp làm giàn dưới thấp: Chọn nơi không có cây to hoặc không sát nhà cao tường che nắng. Tối thiểu cũng phải có ánh nắng chiếu trực tiếp được 4 - 6 giờ mỗi ngày. Làm giàn hơi nghiêng vào góc có nắng chiếu. - Trường hợp làm giàn trên nóc nhà cao tầng: Nên làm giàn hơi nghiêng kiểu nhà 2 mái độ dốc khoảng 8 - 100 vừa tránh gió lớn vừa hứng được ánh nắng cả ngày; buộc dây cho Thiên lý leo lên (khi cây chưa lên đến giàn, mỗi tuần phải thả chùng dây 1 lần để kiểm tra rệp), khi cây leo lên giàn đã tỏa nhánh thì không cần dây dẫn nữa. Chăm sóc: Đảm bảo đủ ẩm, úng phải tiêu nước ngay. Khi dây leo cao được 2m, bộ rễ đã phát triển mới bón thúc bằng nước giải pha loãng 1/20, tưới cách gốc 60cm. Khi cây nằm trên giàn 50cm mới cho phát triển nhánh, chủ động dẫn nhánh tỏa kín giàn. Tránh để các nhánh quấn quýt vào nhau. Thường xuyên tỉa lá già, ủ rồi bón lại cho cây. Từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm cắt hết dây nhỏ và lá vào tiết Đông chí để diệt mầm bệnh và chống rét. Sâu bệnh hại và cách diệt trừ: Rệp là nguy hiểm nhất. Nếu không tiêu diệt kịp thời, không bao giờ được ăn hoa Thiên lý. Phải kiểm tra hàng ngày từ lúc bắt đầu có lá, giết ngay bằng tay, nếu nhiều phải dùng chổi lông (chổi cạo râu hoặc chổi quét sơn tốt) quét rệp vào tờ bìa cứng rồi đốt cháy rệp. Khi có nụ phải kiểm tra xem rệp có chui vào kẽ chùm nụ hay không, nếu có thì dùng tăm nhọn đẩy rệp ra giết. Nấm đen (họ bạch phấn) như muội nồi nên thường gọi là muội, phát triển trên lá và dây; chỗ có nhiều lớp lá thường có nấm đen. Nó làm cho cây chảy nhựa và suy yếu (thường phát triển vào mùa hoa, từ tháng 7 trở đi), diệt bằng cách không để lá dày nhiều lớp, hái bớt lá non để ăn, lá già để làm phân. Nếu thấy muội đen, hái toàn bộ lá có muội rắc vôi bột vào đem chôn. Pha nước vôi quét vào dây có muội.

Con lươn

Trong những năm gần đây, lươn đồng là loài đặc sản nước ngọt, có hiệu quả kinh tế vì dễ tiêu thụ, giá thành cao và kỹ thuật nuôi đơn giản, chi phí thấp nên được nhiều bà con nông dân đầu tư. Hiện tại có 2 phương thức nuôi phổ biến là nuôi trong bể và ao đất, tùy vào điều kiện cụ thể của gia đình. Nên chọn nơi có địa thế hơi cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất lựong nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước. Hình dáng kích thước bể tùy theo quy mô nuôi mà quyết định, bể nhỏ có thể vài m2, nhìn chung từ 10 - 30m2 là thích hợp, bể nổi hoặc bể xi măng đều được, chỉ cần nắm vững nguyên tắc để đề phòng không cho lươn bò đi, cấp thoát nước thuận tiện. Có thể thiết kế theo 2 kiểu bể nuôi lươn như sau : Nuôi lươn trong bể lót bạt Chọn nơi đất cứng, đào sâu xuống 20 - 40cm, lấy đất đào ao đắp bờ cao 40 - 60 cm, rộng 1m. Bể nuôi có chiều cao khoảng 1m; bờ phải nện chặt từng tầng lớp một, đáy ao sau khi đào xong cũng phải nện và lót chặt. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, các bể nuôi lươn có diện tích từ 10 - 50 m2. Xung quanh bờ và đáy ao có thể dùng ni-lon để lót hoặc bờ ao có thể xây cao có gờ hoặc lưới giăng để tránh lươn vượt bò đi mất khi có điều kiện thuận lợi. Nơi nuôi lươn phải có điều kiện thay nước thuận lợi và cũng cần tạo nơi cho lươn trú ẩn gần giống như quang cảnh tự nhiên. Đáy bể có thể phủ một lớp đất thịt pha sét (đất ruộng đang canh tác). Lớp đất này chiếm từ 1/3 - 1/2 diện tích bể, bề cao lớp đất từ 0,5 - 0,8m. Mực nước trong bể nuôi từ 20 – 30cm. Mức nước sâu quá ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của lươn. Trong ao có thể thả một ít lục bình, rau mác, rau dừa hoặc cỏ tạo điều kiện sinh thái giống như tự nhiên làm nơi trú ẩn cho lươn; xung quanh ao có bóng râm, hoặc có giàn lưới để che mát giảm bớt nhiệt độ nước ao và hạn chế lá cây rụng vào bể nuôi. Nuôi lươn trong bể xi măng Có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng heo sau khi đã sửa chữa lại để nuôi lươn. Nếu xây bể nuôi mới thì nên xây nửa nổi, nửa chìm với chiều cao khoảng 1m với diện tích từ 6 - 20 m2. Bể có dạng hình chữ nhật chiều rộng 2 - 4m để dễ dàng chăm sóc. Tốt nhất nên chia bể thành 3 ngăn: Ngăn cho lươn sinh sống (A) lớn nhất, ngăn thứ hai (B) nhỏ hơn cho lươn đẻ và cho ăn và ngăn thứ ba (C) dùng để thu hoạch. Hình nuôi lươn trong bể xi măng Ngăn A có phủ một lớp bùn non và thân chuối như đối với ao nuôi và cách đáy bể 30 cm có lổ thoát nước. Xếp gạch ở đáy trong ngăn này thành nhiều ngách. Ngăn B xây vách bằng gạch hình mắt cáo cho lươn chui ra vào và quanh bên có đắp đất sét và đất thịt thành bờ rộng 0,5 m để lươn làm tổ đẻ. Ngăn C kín và thông với ngăn B bằng một ống có đường kính 20 cm và có lổ thoát nước ra ngoài có lưới chắn dạng chảy tràn phòng khi mưa to nước đầy, lươn sẽ thoát ra ngoài Bố trí bể nuôi - Bố trí 1cù lao bằng đất sét pha thịt (đất ruộng đang canh tác) cao khoảng 0,6 - 0,8m tạo môi trường cho lươn đào hang trú ẩn; diện tích cù lao đất chiếm từ 1/2 - 2/3 diện tích đáy bể. Trên mặt cù lao trông cây cỏ thủy sinh như cỏ, rau mác, lục bình, khoai môn nước,…tạo cảnh quang thiên nhiên thích hợp cho lươn. - Đổ 1 lớp bùn đáy cao khoảng 0,3 - 0,4 m, nên độn thêm rơm, cây chuối mục để tạo môi trường trú ẩn cho lươn. Có thể dùng dây nilon bó thành chùm, vùi vào lớp bùn tạo điều kiện thích hợp cho lươn trú ẩn. Lớp bùn đất này không chứa các mảnh vụn bén nhọn. - Lươn không ưa ánh sáng, nên khi bố trí bể nuôi phải có mái che hoặc làm giàn trồng cây leo tránh được sự thay đổi môi trường một cách đột ngột. - Giữ mức nước cao khoảng 0,2- 0,3m, phía trên có ống thoát nước có bịt lưới để nước có thể thoát ra ngoài và tránh lươn bò đi khi nước dâng lên tràn bể. Khi mức nước sâu quá, lươn vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng của cơ thể làm lươn chậm lớn. - Bố trí vài bóng đèn nhỏ cách mặt nước 30 - 40 cm thu hút côn trùng rớt trên mặt nước làm thức ăn bổ dưỡng cho lươn và còn bảo vệ bể nuôi - Vào những lúc trời mưa, lươn thường tìm đường thoát đi, vì vậy nên bao lưới quanh bể nuôi hạn chế lươn bò trốn. Ngoài ra còn phải phòng địch hại như mèo, chuột, chim. Thức ăn : Sau khi trải qua thời gian thuần dưỡng, lươn đã quen với điều kiện nuôi nhốt, việc bố trí thức ăn được tiến hành từng bước như sau: Nên cho lươn ăn vào buổi tối và chọn loại thức ăn lươn ưa thích như giun đất (1-2% trọng lượng lươn). Sau 10 - 15 ngày có thể cho ăn theo khẩu phần 5 - 8% trọng lượng lươn nuôi. Thời điểm cho ăn thích hợp nhất: từ 15- 17 giờ. Theo dõi mức ăn của lươn để hạn chế thức ăn thừa, 1 - 2 giờ sau khi cho lươn ăn nên kiểm tra và vớt bỏ phần thức ăn thừa. Thức ăn cho lươn bao gồm nhiều loại: xác động vật chết, giun, ốc, cá, tép vụn, phế phẩm lò mỗ,…nên cho lươn ăn thức ăn còn tươi hạn chế thức ăn bị hôi thối. Hiện nay người dân ĐBSCL tận dụng ốc bươu vàng vào mùa nước nổi để làm thức ăn cho lươn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khẩu phần ăn 5 - 8% trọng lượng lươn thả. Chăm sóc và quản lý: Cách cho ăn Thời gian nuôi thích hợp nhất từ tháng 6 – 12, lươn ăn mạnh và phát triển tốt nhất vào tháng 6 - 10. Trong quá trình chăm sóc, khi cho lươn ăn phải nắm vững nguyên tắc “4 định” (định chất, định lượng, định thời gian, định vị trí) để điều chỉnh lượng thức ăn một cách hợp lý. Ðịnh chất là thức ăn phải luôn tươi sống, tuyệt đối không cho ăn thức ăn cũ ôi thiêu . Ðịnh lượng là vừa đủ no, không để thức ăn thừa (lươn rất tham ăn dễ bị bội thực). Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ cao cho ăn số lượng nhiều hơn, lúc đầu cho ăn khoảng 1 - 2% và khẩu phần tăng dần lên 5 - 8% trọng lượng lươn. Ðịnh thời gian tức là từ 15 - 17h chiều, sau khi lươn đã quen có thể cho ăn sớm dần và tập thành cho ăn ban ngày. Ðịnh vị là chỗ cho ăn phải cố định, sàn cho ăn bằng gỗ hoặc tre, sàn làm bằng lưới rây hoặc rổ thưa Quản lý nước nuôi Giữ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm: Ao nuôi lươn yêu cầu nước sạch, hàm lượng O2 trên 2mg/l. Do bể nuôi lươn rất cạn chỉ có 20 - 30 cm mà thức ăn lại giàu đạm nên nước rất dễ bị nhiễm bẩn ảnh hưởng đến tính bắt mồi và sinh trưởng của lươn. Khi nước quá bẩn thì nửa thân trước của lươn thẳng đứng trong nước, đầu nhô lên mặt nước để thở. Khi gặp hiện tượng đó phải nhanh chóng thay nước mới vào. Ðể phòng tránh nước nhiễm bẩn thì từ 2 - 3 ngày thay nước 1 lần. Lượng nước thay tối đa 70% lượng nước nuôi. Mùa hè nhiệt độ cao nên thay nước hằng ngày và thường xuyên vớt bỏ thức ăn thừa, rác bẩn trong bể nuôi,... Giữ nhiệt độ ổn định: Do mức nước sử dụng để nuôi lươn chỉ có 20- 30 cm, nên bể nuôi phải che bằng giàn lưới hoặc thả một ít rong bèo hoặc trồng cây cỏ thủy sinh. Giữ lươn không bò trốn: Vào những lúc trời mưa lươn rất hay bò trốn đi nơi khác; nhất là lúc trời mưa liên tục, nước dâng lên, lươn theo đáy, hoặc chỗ cống bị thủng lươn cũng theo đấy bò đi ngoài,... Vì vậy, bể nuôi phải được thiết kế đúng theo yêu cầu kỹ thuật, phải thường xuyên kiểm tra phát hiện có những khe hở phải kịp thời sửa chữa. Thu hoạch Tùy theo kích thước thả mà quyết định thời gian thu hoạch hợp lý. Thông thường, cỡ lươn giống thả thích hợp từ 50 - 60 con/kg; thời gian nuôi từ 5 - 6 tháng lươn có thể đạt được 150 - 220g/con. Nếu quy cách thả 15- 20 con/ kg, thời gian nuôi chỉ có 2,5 - 3 tháng. Công việc thu hoạch cần tiến hành theo các bước như sau: - Chuẩn bị đầy đủ nhân lực và dụng cụ bắt lươn: vợt, thùng chứa, sọt,… - Phương tiện vận chuyển lươn: thùng tôn hoặc bạt lót có nước sạch đặt trên ô tô hoặc ghe,... - Rút cạn nước, dọn sạch cỏ, lục bình trong bể nuôi; cần có đội ngũ lao động khỏe chuyển bớt đất trong bể ra ngoài, sau đó tiếp tục chuyển đất sang một góc bể; do bị động nên lươn gom về góc bể trống và lươn có thể được thu gom, chuyển đi.
Tuy nhiên, hiện tại vấn đề con giống đang là mối quan tâm lớn nhất. Tôi từng mất trắng 10 triệu vì con giống không đạt chất lượng.

Trùn quế

Trùn quế là một đối tượng mới được nhập trại cách đây 8 tháng. Tổng diện tích trùn hiện có là 30 mét vuông, tổng sản lượng sinh khối ước tính là 3 tấn. Hiện tại đang là nguồn cung cấp thức ăn chính cho lươn và 1 phần nhỏ cho gà, heo.
Xin được trình bày một hướng mới cho trùn quế. Ngày nay các chủ điền tôm từ bắc chí nam không một ai còn xa lạ với con trùn quế, cách đây một vài năm về trước tất cả mọi người còn rất e ngại và nghi ngờ khi nghe nói tới trùn quế làm thức ăn nuôi tôm. Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm trên tôm, chúng tôi rút ra đựơc cách hiệu quả nhất trong việc sử dụng trùn quế làm thức ăn dặm trong nuôi trồng thuỷ sản như sau: 1. Tôm thịt: Sau khi thả giống được 1 tùân thì chúng ta có thể cho tôm ăn dặm thức ăn bằng trùn. Sau khi rửa thật sạch trùn dùng máy xay nhuyễn hoặc băm thật nhuyễn, trộn với thức ăn thường tỷ lệ 1% trong lần đầu và tăng dần lên sau những lần kế tiếp cho đến 5%. Trong thời gian đầu ta nên cho ăn ngày cách ngày, sau khi thả giống đựơc 1 tháng có thể cho ăn hàng ngày bằng cách bằm hoặc xay nhuyễn trộn với thức ăn tỷ lệ trộn 1/5. Khi tôm thả được 45 ngày lúc này tôm dần như quen với việc săn mồi và quen với mùi của trùn ta có thể cho tôm ăn trùn nguyên con khi còn sống. Đối với những ao chưa cho tôm ăn trùn từ nhỏ ta cũng nên băm nhuyễn và trộn với thức ăn để tập cho tôm ăn với tỷ lệ như tôm con. Sau khi tôm được 4 tháng lúc này ta nên cho ăn thúc để có được sản phẩm tôm đạt chất lượng; dùng gấp 2 lần lựơng bình thường. Ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng bột trùn (earthworm meal) trộn chung với thức ăn của tôm tỷ lệ 1% cho ăn hàng ngày và 5% cho ăn dặm tuần 2 lần. 2. Tôm bố mẹ: Đối với tôm bố mẹ việc dùng trùn quế làm thức ăn dặm là một điều hết sức hợp lý vì tạo cho tôm có sức kháng thể cao, khoẻ mạnh và đặc biệt là làm tăng khả năng tình dục và tỷ lệ trứng tạo ấu trùn cao. Thường xuyên trộn 2% bột trùn trong thức ăn hàng ngày hoặc cho ăn dặm là 2 lần/tuần đối với trùn tươi sống cho đến khi tôm làm tổ đẻ. 3. Post: Bột trùn được sử dụng như là một loại thức ăn bổ sung,khi sử dụng kết hợp với tảo và Artemia, bột trùn cho phép post tăng khả năng bắt mồi. Sử dụng bột trùn có thể tạo ra tôm Post chất lượng hơn so với các loại thức ăn thông thường. Những nghiên cứu về kết quả sử dụng bột trùn cho thấy tôm Post khi sử dụng sẽ lớn hơn từ 50-100% và tôm hậu ấu trùng có khả năng chịu đựng Stress, lên màu tốt và đồng cỡ hơn so với các mô hình nuôi sử dụng thức ăn thông thường. Khi post ở giai đoạn PL1 ta có thể trộn bột trùn với lượng 20% với artemia, tuy nhiên cũng có thể thay thế 100% artenia và thức ăn hổn hợp mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng Ngoài ra, phân trùn còn là một hướng sản phẩm chủ lực cho các vườn rau sạch, rau an toàn, vườn ươm, gây màu nước trong nuôi trồng thuỷ sản. Mong rằng thời gian tới sẽ có nhiều hướng đi mới từ con trùn quế.

Đôi điều về con gà

Đây là con vật đầu tiên tôi triển khai nuôi sau khi quyết định về quê. Có thể nói gà là 1 trong những con vật truyền thống. Nuôi gà là sử dụng đồng vốn vay mượn của các đại lý thức ăn chăn nuôi. Vì vậy nó có thể xem là con vật dễ làm (chưa chắt là dễ nuôi). Thực tế, để đầu tư cho con gà chúng ta huy động nguồn vốn không nhỏ. Và đương nhiên lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Để nuôi 1000 con gà, chúng ta cần 15 triệu tiền giống, 5 triệu tiền thuốc thú y, 10 triệu cho đầu tư cơ bản; thức ăn khoảng tầm 50 triệu nữa. Tổng chi phí khoảng 80 triệu. Sau ba tháng thu hoạch,nếu tốt chúng ta thu được 110 triệu, Vị chi lợi nhuận được 30 triệu/3 tháng. Vậy có lợi nhuận không? Có thật sự là con vật "dễ làm" không? Đó là tính đến chuyện trời yên biển lặng, nếu có trục trặt xảy ra thì.... Đây là hình ảnh về chuồng gà của tôi, vừa xuất bán hết, 10 ngày nữa mới nhập gà con lại Ngày trước 1000 con/lứa, nhưng giờ chỉ 500 con/2 tháng vì đang làm hợp đồng cung ứng thức ăn + bao tiêu sản phẩm. Nghĩa là tôi bỏ tiền giống, thuốc thú y, công chăm sóc. Họ đầu tư tiền thức ăn, thu lại sản phẩm thấp hơn giá thị trường 5 giá và không dưới 65000đ/kg. Tổng số tiền thức ăn sẽ được trừ trong tiền bán gà, số còn lại họ thanh toán. Gà nuôi 100 ngày sẽ bắt đến 115 ngày sạch chuồng.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Con đường phía trước!

Mặc dù đã chuẩn bị rất kỹ cho một kế hoạch trở về. Mặc dù cũng đã cố gắng hết sức để mong tìm ra một con đường đi cho bản thân nhưng cuộc sống quá phúc tạp, nó quyết không cho một người có thể tự đứng vững trên đôi chân của chính mình.
Tôi đã và đang cố gắng tạo ra sự khác biệt trong suy nghĩ và cách làm việc của mình. Vậy mà tôi vẫn chưa thoát khỏi sự dao động trong suy nghĩ. Với tôi khổ cực không còn là bức tường để ngăn tôi về đích nhưng thực sự là trở ngại khi phía trước đang là một lối đi mịt mù. Tôi không đủ tỉnh táo, tự tin để nhận ra đâu là lối đi đúng cho mình nữa. Hay nói đúng hơn là tôi đang dao động rất mạnh.
Tôi biết để thành công là không ngừng cố gắng; tất cả mọi người chủ đều làm việc không dưới 12 giờ mỗi ngày. Điều đó được minh chứng cụ thể qua cách làm việc như sau: Nếu là nông dân sống ở nông thôn, thông thường người ta làm việc từ 5 đến 7 giờ mỗi ngày thì cuộc sống họ chỉ dừng lại ở mức độ bình thường. Những người làm nhiều hơn thế thì thấy khá hơn một chút. Công nhân, nhân viên và cả tri thức nữa khi bỏ ra 8 giờ mỗi ngày để làm công cho các công ty, tổ chức, doanh nghiệp thì cuộc sống của họ đỡ vất vả hơn một chút. Họ có cuộc sống thoải mái hơn những người dân kia. Phần còn lại là những người chủ, dù họ là doanh nghiệp lớn hay nhỏ nếu họ không làm việc nhiều hơn 12 giờ mỗi ngày thì những doanh nhân đó sớm muộn gì cũng gặp sự cố. Tôi từng chứng kiến và biết rất nhiều, nhiều những doanh nhân làm việc hơn 12 giờ mỗi ngày và họ là những người rất thành đạt.
Tôi tin và làm theo tiêu chí đó.Nghĩa là tôi muốn bản thân mình làm việc nhiều hơn 12 giờ mỗi ngày. Hay nói đúng hơn là tôi muốn làm việc càng nhiều càng tốt. Với tôi khó khăn không phải là bức tường ngăn cản tôi về đích. Nhưng thật sự tôi đang rất bối rối khi chưa biết sẽ nên chọn lối đi nào cho con đường của mình? Tôi đang thiếu vốn cho mục tiêu và kế hoạch của bản thân. Nhưng quan trọng hơn là tôi chưa có cách để tạo ra nguồn vốn đó.
Tất cả các sự khởi đầu đều gặp không ít khó khăn về nguồn vốn nhưng tôi có vẻ khó hơn chăng?